Chuột rút là tình trạng co rút cơ đột ngột gây đau khi đang vận động, kéo dài từ vài giây đến 15 phút, rất thường gặp trong bóng đá và làm giảm phong độ hoặc phải bỏ chơi giữa chừng.
Các vùng cơ thường bị chuột rút nhất là: cơ cẳng chân, cơ đùi trước và sau, kế đến là cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay…

1. Nguyên nhân:
– Nguyên nhân đầu tiên và thường gây ra tình trạng chuột rút trong bóng đá là tập luyện khởi động chưa đủ, chưa đúng và chưa kỹ làm cho cơ bị co rút khi có những phản ứng hay động tác đột ngột, dễ gây ứ đọng Axit lactic kích thích thần kinh ở tủy gây ra tình trạng co rút cơ liên tục.
– Bị teo cơ do tuổi tác hoặc cơ bắp không đủ sức mạnh và độ dẻo.
– Mất nước quá nhiều, chất điện giải, muối đặc biệt khi chơi trong môi trường quá nóng ra nhiều mồ hôi.
- Cách xử lý tại sân:
1.Khi bị chuột rút vấn đề đầu tiên cần thực hiện là ngưng việc vận động ngay và vào ở những nơi thoáng mát để nghỉ ngơi và xử lý bước tiếp theo.
2.Làm động tác kéo dãn cơ và giữ cho đến khi cảm thấy ổn, xoa bóp nhẹ vùng cơ bị chuột rút.
3.Chườm nóng lên phần cơ bị căng rồi sau đó chườm lạnh vào phần cơ bị đau.
4.Uống nhiều nước thể thao hay nước muối hoặc là ăn chuối.
Nếu tình trạng chuột rút xảy ra nhiều lần hay kéo dài không khỏi thì nên gọi cấp cứu hoặc đưa đến bác sĩ chuyên khoa thể thao để kiểm tra.
2. Phòng Tránh:
– Khởi động thật kỹ trước khi chơi bất kể môn thể thao nào đặc biệt là các động tác dãn cơ, căng cơ.
– Sử dụng các dụng cụ phụ kiện ngăn ngừa chuột rút như: vớ chống chuột rút, băng keo quấn cơ, bình xịt lạnh,….
– Uống nước đầy đủ và bổ sung những thực phẩm tốt cho cơ và thích hợp sau khi chơi thể thao.