Ba mẹ cần làm gì để con tự tin trên chiếc xe đạp trẻ em

Xe đạp trẻ em là món quà đặc biệt của các bậc cha mẹ dành cho đứa con thân yêu. Xe đạp giúp bé phát triển về thể chất cũng như tinh thần. Hơn nữa, cho bé chạy xe đạp chính là cách tạo cho bé có trách nhiệm từ nhỏ và học cách tự lập.

Nếu con bạn sợ học lái xe vì tâm lý sợ ngã hoặc bị thương, bạn không nên la mắng, vì lúc này bé đang trong giai đoạn phát triển trí não rất dễ bị ảnh hưởng bởi các vấn đề tiêu cực dẫn đến trầm cảm.

Cậu bé tự tin đạp xe trẻ em dưới nắng vàng buổi sáng
Bé tự tin đạp xe dưới nắng vàng buổi sáng

Nếu trẻ không vui chơi, trẻ sẽ không bao giờ học được những điều hay. Đừng bao giờ làm cho buổi tập chạy xe đạp thành một cuộc chiến ý chí. Bạn hãy đồng hành cùng con và giúp con vượt qua rào cản tâm lý. Dành tặng bé những lời khen khi bé đạt một nỗ lực nhỏ.

Hôm nay Giant Internationl sẽ hướng dẫn bạn 6 bước để bạn có thể giúp bé tự tin trên chiếc xe đạp:

1. Chuẩn bị xe đạp trẻ em đúng với chiều cao

Độ tuổi tốt nhất dạy cho bé đạp xe từ 3 đến 6 tuổi. Trong giai đoạn này con bạn sẽ học  chạy xe đạp rất nhanh. Dắt bé đến cửa hàng xe đạp trẻ em chọn mua một chiếc xe có màu sắc tươi tắn phù hợp với tính cách của bé. Việc này sẽ tạo cho bé cảm giác thích thú ngay từ đầu với người bạn mới. Đừng mua một chiếc xe đạp trẻ em có size lớn hơn chiều cao của bé và nghĩ rằng sau này bé có thể đạp được mà không cần thay thế một chiếc xe đạp mới.

Nếu bé từ 3-6 tuổi, tốt nhất bạn nên mua xe đạp trẻ em có thiết kế thêm hai bánh phụ phía sau. để bé dễ dàng điều khiển và giữ thăng bằng trên chiếc xe của mình.

Xe đạp trẻ em Adore 16
Xe đạp trẻ em 

Nếu bé lớn hơn 6 tuổi, hãy cho bé đạp xe hai bánh (không kèm theo hai bánh phụ). Độ tuổi này các bé đủ cứng cáp để có thể xử lý khi ngã xe. Mua xe có hai bánh phụ chẳng khác nào tập cho bé tâm lý dựa dẫm, ỷ lại. Lái xe đạp trẻ em hai bánh ngay từ ngày đầu, giúp bé tự biết cẩn thận và tập trung hơn trong lúc tập chạy xe.

Bạn có thể nhờ kỹ thuật viên hạ thấp yên xuống một xíu giúp bé dễ dàng chống chân. Đến khi bé đạp quen thì nâng yên lên đúng với chiều cao của bé.

2. Động viên tinh thần cho bé

Một điểm quan trọng khi dạy bé đi xe đạp là tạo cho bé suy nghĩ tích cực, bằng cách nói cho bé biết niềm vui từ đạp xe là như thế nào. Bạn cũng không nên đề cập đến việc ngã hoặc bị tổn thương, chỉ cần khích lệ nhẹ nhàng trước khi bé leo lên xe đạp. Hãy luôn tạo cảm giác vui vẻ và thư giãn và hướng dẫn bé hít thở sâu để thoải mái tinh thần

Hãy luôn bên cạnh bé trong lúc bé đang tập chạy, tạo cho bé cảm giác an toàn. Nếu bé ngã, hãy lấy tay đỡ càng nhanh càng tốt, rồi từ từ buông tay xa dần để bé  tự tập chạy trên chính đôi chân của mình.

3. An toàn khi tập lái xe đạp trẻ em

Hãy dạy cho bé cách đi xe đạp đúng và an toàn, cách giữ tay lái. Bạn đảm bảo luôn đội mũ bảo hiểm và găng tay, đệm bảo vệ đầu gối cho bé. Đây là cách giảm tổn thương khi té ngã.

Dắt bé đến những bãi cỏ hoặc công viên ít người qua lại để bé thoải mái tập luyện. Trẻ em ngồi trên xe đạp thường run và lo sợ bị ngã. Bạn nên tránh những nơi gồ ghề nhiều sỏi đá hoặc những vật dễ gây ra chấn thương cho bé.

Bé tập lái xe đạp trẻ em trên khu vực cỏ xanh êm ái
Bé tập đạp xe trên khu vực cỏ xanh êm ái

4. Học các bộ phận trên xe đạp trẻ em và tư thế đạp xe

Cho con học, nhận biết các bộ phận của xe đạp. Điều này giúp bé trở nên quen thuộc và thoải mái hơn với chiếc xe đạp trẻ em. Khi bạn hướng dẫn bé đạp xe và điều khiển các bộ phận trên xe cũng dễ dàng hơn.

Tư thế cũng rất quan trọng. Dạy con ngồi thẳng lên và tập trung vào xe đạp. Tay phải hơi cong, đầu gối hơi hướng về phía xe nhưng không chạm vào xe, mắt ra sao, phanh sử dụng khi nào…Không được để bé cúi mặt nhìn xuống đất trong lúc đạp xe.

5. Đạp đường thẳng lúc nào cũng dễ hơn đạp đường cong.

Mọi thứ đều đi từ mức độ dễ đến khó. Đặc biệt với những bé mới bắt đầu tập lái xe. Bạn hãy cho bé chạy theo một đường thẳng. Sau khi đạp vững, bạn hãy hướng dẫn bé cách bẻ lái đạp theo vòng tròn.

Bé tự tin chiếc đạp xe trẻ em của mình dạo chơi
Bé tự tin đạp xe dạo chơi

6. Dạy luật giao thông cho bé

Hãy dạy trẻ biết cách tuân thủ luật lệ giao thông: Luôn đi bên phải đường, đèn vàng chạy chậm, đèn đỏ dừng lại…Cho dù con bạn chưa lái xe ra ngoài đường thì cũng nên dạy những điều này càng sớm càng tốt. Điều này giúp ích cho trẻ trong việc rèn luyện sức khỏe và còn giúp trẻ hình thành tính kỷ luật. Đừng bao giờ bỏ qua việc dạy luật lệ tham gia giao thông cho trẻ.

Nguồn: Giant.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *